Chủ đề: Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không?
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng phải đối diện với nhiều loại bệnh hơn. Trong đó không thể không nhắc tới căn bệnh mãn tính tiểu đường. Có rất nhiều người thắc mắc việc ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của Thucphamchonguoibenh.com.
1. Bệnh tiểu đường là gì ?
Trước khi đến với câu hỏi ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trên thế giới và ở cả Việt Nam. Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao vượt trên ngưỡng cho phép. Bệnh tiểu đường chưa có thuốc chữa trị dứt điểm.
Bệnh tiểu đường là gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thường không quá rõ ràng. Người mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như sau:
- Đi tiểu nhiều lần với lượng lớn
- Uống nhiều nước và luôn trong tình trạng mất nước do đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn, đặc biệt là các chất đường, tinh bột
- Sụt cân không rõ nguyên nhân và ngày càng trầm trọng
- Cảm giác ngứa ngáy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Cơ thể mệt mỏi, thiếu tinh thần, táo bón, thị giác giảm sút.
- Da khô, các vết thương trên cơ thể lâu lành và có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng tiểu đường thường diễn ra bất ngờ. Có thể diễn ra trước vài năm hoặc sau vài năm chẩn đoán bệnh với các biến chứng nguy hiểm khôn lường. Cụ thể:
Các biến chứng của bbệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch: Tiểu đường gây nên các nguy cơ về bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, động mạch vành,…
- Bệnh thận: Lượng đường huyết cao làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ ở cầu thận. Điều này khiến chức năng của thận bị suy giảm và mất dần chức năng lọc và làm sạch máu, nguy hiểm nhất là dẫn đến suy thận.
- Tổn thương thị giác: Bệnh tiểu đường gây nên tổn thương cho các võng mạc. Nặng nhất là là dẫn đến tình trạng mất thị giác (mù lòa).
- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh là biến chứng xuất hiện sớm nhất ở bệnh tiểu đường. Với các triệu chứng cụ thể như tổn thương thần kinh ngoại vi và tổn thương thần kinh tự chủ,…
- Nhiễm trùng: Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường thường kéo dài dai dẳng và rất khó để điều trị. Chỉ với một vết xước nhỏ trên cơ thể người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ phải cắt chi do vết loét lan rộng và không lành.
- Bệnh tiểu đường còn gây ra rất nhiều tổn thương đến cơ thể như suy giảm trí nhớ, các bệnh về da, xương khớp,…
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại. Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 nguy hiểm hơn với tình trạng cơ thể không có khả năng sản sinh ra insulin. Người mắc tiểu đường tuýp 1 thường là do yếu tố di truyền.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở các đối tượng trẻ em và thanh niên dưới 20 tuổi. Khi bị tiểu đường tuýp 1 đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sống cả đời với việc tiêm insulin.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 cơ thể vẫn có khả năng sản sinh ra insulin. Tiểu đường tuýp 2 được chia thành 3 giai đoạn tiền tiểu đường, giai đoạn bị tiểu đường và giai đoạn biến chứng.
2. Các đối tượng dễ mắc phải bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gặp ở tất cả các đối tượng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên tiểu đường cũng dễ bị bắt gặp ở một số đối tượng sau đây:
- Người có thể trạng béo, thừa cân, béo bụng, rối loạn mỡ máu. Chỉ số khối cơ thể trên 25.
- Người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, như bố mẹ, anh chị em (người thân đời thứ nhất).
- Những người có hiện tượng kháng insulin hoặc không thể sản sinh ra insulin.
- Người bị huyết áp cao, bệnh mạch vành, bệnh gout
- Phụ nữ mọc nhiều lông rậm, đang mắc phải bệnh đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt( kinh nguyệt thưa hoặc không thấy kinh nguyệt). Phụ nữ bị bệnh vô sinh, nội tiết tố không được ổn định.
Một số đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường
- Phụ nữ được khám mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Có tiền sử đẻ con trên 4 kg.
- Người không vận động hoặc ít vận động, nhất là người lớn tuổi, nhân viên văn phòng
- Người trên 40 tuổi ( có thể trẻ hơn)
- Người ngủ không đủ giấc, khát nước, sụt cân, thị lực giảm sút
- Người bị huyết áp cao, bệnh mạch vành, bệnh gout
- Người mắc chứng rối loạn dung nạp glucose, người lớn tuổi
Trên đây là các thông tin về các đối tượng dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Trong phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi ăn nhiều đường có bị tiểu đường không.
3. Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không
Có rất nhiều người thắc mắc ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Câu trả là Có. Người bình thường nếu có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất đường có trong bánh ngọt, nước ngọt, kẹo,… sẽ rất dễ bị bệnh tiểu đường. Vào lúc này lượng đường được cơ thể hấp thu sẽ tăng lên nhanh chóng, khiến cho tuyến tụy phải hoạt động quá công suất gây nên tình trạng bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không tuy câu trả lời là có nhưng đây cũng không phải là nguyên nhân chính nên bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường còn do nhiều lý do khác nhau. Như thói quen sống, sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Do yếu tố di truyền từ người thân đời thứ nhất trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và do một số lý do khác.
Nguyên nhân chính hình thành bệnh tiểu đường là do việc có quan tuyến tụy của cơ thể suy yếu hormone. Tuyến tụy không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột mà còn tiết ra insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhờ có quá trình ấy mà các tế bào trong cơ thể mới có khả năng sử dụng được chất đường.
Cơ thể của người bình thường trong máu sẽ chứa 0.8 đến 1.2g/L chất đường dưới dạng Glucose. Glucose trong cơ thể được dùng để sản sinh năng lượng và cung cấp năng lượng cho một số cơ quan khi cần thiết, bằng cách tự đốt cháy hoặc dự trữ.
Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng đường
Lượng đường sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và hấp thụ vào máu. Tuy nhiên quá trình này cần dùng tới hormone insulin được tiết ra bởi tuyến tụy. Nếu như tuyến tụy không thể tiết ra insulin thì lượng glucose sẽ không thể vào được bên trong tế bào. Các glucose này sẽ tích được tích lũy trong máu, đến một lượng nhất định (>1.8g/L) thì sẽ được thải qua đường nước tiểu.
bên cạnh đó các cơ quan, tế bào trong cơ thể sẽ phải dùng các chất đốt năng lượng khác do thiếu hụt glucose. Tuy nhiên các chất đốt này sẽ sinh ra cặn ở dạng ceton, khiến cho nước tiểu của người bệnh tiểu đường có mùi aceton.
4. Cách ăn ngọt đúng kiềm chế và phòng chống bệnh tiểu đường
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không câu trả lời là có nhưng chỉ với trường hợp ăn nhiều. Người bình thường vẫn có thể sử dụng các sản phẩm chứa đường với hàm lượng hợp lý. Không lạm dụng các thực phẩm có đường nhất là các loại đường có trong bánh ngọt, kẹo và đồ uống.
Ăn nhiều hoa quả nhằm hạn chế bệnh tiểu đường
Bạn có thể sử dụng các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, đường từ các loại hoa quả để hạn chế việc thèm ăn chất đường của cơ thể. Sử dụng nhiều rau xanh, chất xơ và các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C cũng sẽ làm hạn chế lượng đường trong máu.
Hạn chế các món ăn chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, các loại bánh,… Người mắc bệnh tiểu đường có thể các thực phẩm được nghiên cứu tốt cho việc điều trị bệnh. Ví dụ như ổi, mướp đắng, tảo biển,… Thay việc sử dụng cơm trắng bằng các loại hạt ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch,…
Bên cạnh đó quý vị và các bạn cũng cần có chế độ tập luyện sinh hoạt phù hợp. Không thức khuya, dùng chất kích thích, căng thẳng mệt mỏi,… Đi khám sức khỏe định kỳ, để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn.
Thucphamchonguoibenh.com đã trả lời cho quý vị và các bạn câu hỏi ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Cũng như cung cấp các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng, các giai đoạn của bệnh tiểu đường. Mong rằng với các thông tin trên quý vị sẽ có cái nhìn khách quan hơn về căn bệnh tiểu đường từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét