Chủ đề: Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường không chỉ gây biến chứng cho mắt, tim mạch, thận mà biến chứng bàn chân của nó cũng rất nguy hiểm. Vậy những biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường gặp là gì? Hãy cùng Thucphamchonguoibenh.com tìm hiểu thật cụ thể và chi tiết nhé!
1. Mức độ nguy hiểm của biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính
Biến chứng này của bệnh tiểu đường thường xảy ra khá đột ngột và rất nguy hiểm. Biểu hiện của biến chứng này đó là hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong cho người bệnh.
Tình trạng này xảy ra do nguyên nhân chính đó là người bệnh sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết hoặc ăn uống quá kiêng khem khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
Trong trường hợp chỉ có những biểu hiện hạ đường huyết nhẹ hoặc ở mức độ trung bình thì người bệnh có thể ăn cháo loãng và nghỉ ngơi tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Dù vậy, với những biến chứng của căn bệnh này, các bạn không nên chủ quan mà phải theo dõi cẩn thận để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Bàn chân là một trong những bộ phận biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng mãn tính
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường trên thế giới, căn bệnh này có thể gây nên những tổn thương lớn ở các cơ quan trong cơ thể như mắt, thận, tim mạch và thần kinh ngoại biên.
Đặc biệt, biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường cũng là hiện tượng được biểu hiện khá rõ rệt và rất dễ phát hiện.
Tuy những biến chứng này gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đặc biệt, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
2. Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào?
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng bàn chân của người bệnh khi mắc tiểu đường. Cụ thể, những biến chứng này được biểu hiện như sau:
Đau bàn chân và chân
Dấu hiệu khá sớm này chính là sự tổn thương thần kinh ở bệnh nhân mắc tiểu đường. Đó là giảm cảm giác cảm nhận, chủ yếu là ở bàn chân và hiện tượng này có thể nhanh chóng lan ra toàn bộ cẳng chân. Theo đó, chân của bạn sẽ có cảm giác tê bì và như có kiến đang bò ở bàn chân, ngón chân.
Đau bàn chân cũng là dấu hiệu của biến chứng bàn chân ở bệnh tiểu đường
Bên cạnh đó, hai bàn chân luôn cảm thấy đau, nóng rát đặc biệt là ở gan bàn chân và những cơn đau này thường tăng lên về đêm.
Vì vậy, người bệnh phải sống chung với cảnh thiếu ngủ và sụt giảm cân nhanh chóng. Hiện tượng đau này có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc liên tục, kéo dài và thường khó điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Chai chân
Hiện tượng chai chân xuất hiện nhiều và phát triển khá nhanh ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân là do áp lực ở gan bàn chân bị tăng lên. Vì chai chân cũng thường gặp ở những người không mắc bệnh này nên bệnh nhân thường rất chủ quan và bỏ qua biểu hiện nhỏ này.
Vì thế, hiện tượng này ngày càng phát triển mạnh hơn dẫn đến nứt, lở loét và hình thành các ổ nhiễm trùng nguy hiểm ở chân.
Biến dạng bàn chân
Do bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh nên bàn chân của người bệnh thường bị mất cảm giác. Chính vì vậy, người mắc bệnh này khi đứng sẽ không thể tự điều khiển các tư thế của bàn chân như thông thường.
Những vị trí phải chịu áp lực lớn sẽ tạo nên sự thay đổi về cơ cũng như da và khớp. Vậy nên hậu quả mà người bệnh phải chịu đựng đó là bàn chân bị biến dạng và lở loét.
Loét chân
Những vết loét ở bàn chân thường xuất hiện và phát triển từ những vết xước nhỏ hoặc phồng da do không được điều trị dẫn đến nhiễm trùng.
Biến chứng tiểu đường gây loét bàn chân
Vậy nên vị trí nhiễm trùng đó nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ bàn chân khiến cho việc chữa trị bằng thuốc hay cắt lọc đều trở nên vô tác dụng.
Cắt cụt chân
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường dẫn đến các vết loét và những tổn thương này rất khó để liền lại vì vị trí này được cung cấp rất ít máu cũng như chất dinh dưỡng.
Vì vậy, nếu các vết loét này lan rộng ra những vùng xung quanh thì bạn buộc phải cắt cụt chân để bệnh không phát triển đến những phần lành lặn của đôi chân.
3. Làm cách nào để phòng chống biến chứng bệnh tiểu đường?
Đối với biến chứng ở bàn chân của bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng chống an toàn và thực hiện đều đặn, thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Các bạn có thể tham khảo những cách sau:
Giữ vệ sinh chân sạch sẽ
Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm chính là cách mà bạn nên áp dụng vì nó làm sạch chân rất tốt cũng như có tác dụng trong việc lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, các bạn không nên để nước quá nóng và ngâm chân quá lâu vì nó sẽ làm khô da.
Giữ da chân mềm mại
Da chân mềm mại, sẽ giữ cho gót chân không bị chai và vảy sừng, giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường tốt hơn. Các bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm mềm da an toàn được bán tại các hiệu thuốc hiện nay.
Tuy nhiên, bạn không nên thoa kem vào các kẽ chân vì vị trí này là điều kiện thuận lợi để các vết nhiễm trùng phát triển.
Chăm sóc da chân là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường rất tốt
Cắt móng chân
Duy trì thói quen cắt móng chân khi móng dài hoặc có những góc cạnh dễ làm tổn thương cho da. Đồng thời, các bạn không nên mang giày dép quá chật và bí bách mà nên chọn những sản phẩm thoải mái, dễ chịu.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Mỗi ngày, bạn nên dành ra 30 – 45 phút để luyện tập bằng những môn thể thao như đi bộ, đạp xe hay bơi lội,…
Những hoạt động này sẽ giúp bàn chân của bạn được khỏe mạnh hơn và là cách phòng chống hiệu quả với những biến chứng ở bàn chân của bệnh tiểu đường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe không chỉ giúp bạn phát hiện ra bệnh tiểu đường mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe khác nữa.
Vì vậy, để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng của nó thì khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường
Những biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng về mắt, thần kinh hay tim mạch đều là những hiện tượng vô cùng nguy hiểm đến người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ làm cho sức khỏe của người bệnh suy giảm một cách nhanh chóng và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vậy nên, đối với bất cứ biểu hiện nào của bệnh, các bạn không nên chủ quan mà hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét