Các biến chứng ở mắt khi bị bệnh tiểu đường

Chủ đề: Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Một trong những biến chứng mắt của bệnh tiểu đường như mờ mắt, giảm thị lực… Đây là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của căn bệnh này liên quan đến võng mạc, khả năng nhìn. Nếu không được điều trị và thăm khám kịp thời có thể gây mù lòa.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là bệnh rối loạn chức năng chuyển hóa. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt trầm trọng insulin cần thiết hoặc lượng insulin không được phân bố hiệu quả. Làm cho đường tích tụ trong máu gây nên tình trạng tăng đường huyết.
Đường huyết cao gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Tạo ra nhiều chất thải, cặn bã trong đáy mắt, viêm mãn tính. Từ đó gây ra quá trình stress oxy hóa.
Hậu quả của các tác nhân này làm cho mạch máu bị chèn ép, giảm khả năng các chất dinh dưỡng lưu thông. Khiến cho việc nuôi dưỡng các cơ quan khó khăn. Đồng thời sinh ra các liên quan đến tim, thận, gan, da… đặc biệt là mắt.
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực
Bệnh tiểu đường là gì?
Theo các nghiên cứu của  Viện Mắt Quốc tế, tiểu đường chia làm 2 loại:
  • Người tiểu đường type 1 sau 3 – 4 năm mắc bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng mắt. Trong giai đoạn này, nếu được điều trị sớm và đúng cách có thể không gây bất kỳ tổn thương nào cho mắt, bảo vệ thị lực.
  • Người trong giai đoạn type 2 có thể gặp các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường ngay tại thời điểm chẩn đoán.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt

Những người bệnh bị và có nguy cơ bị tiểu đường tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây căn bệnh phức tạp, gây nên những biến chứng không tốt, đặc biệt là gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh võng mạc. Đây là nguy cơ dẫn đến mù lòa ở những người bệnh tiểu đường.

Bệnh võng mạc gây ra đái tháo đường

Võng mạc là một bộ phận màng mỏng nằm trong đáy mắt. Đây là vị trí trọng điểm, chứa nhiều vi mạch, dây thần kinh. Chúng có chức năng thu nhận và dẫn truyền các tín hiệu từ bên ngoài báo cáo lên não bộ. Từ đó, giúp con người nhìn rõ thấy mọi vật ở xung quanh.
Khi đường huyết trong máu tăng cao, các dây thần kinh và vi mạch bị phù nề, đôi khi đi kèm hiện tượng xuất huyết. Đây là dấu hiệu của sự tổn hại lớp võng mạc tại đáy mắt, nguy cơ gây mù lòa rất cao.
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực
Bệnh võng mạc gây ra đái tháo đường
Dựa trên diễn biến, bệnh võng mạc được y học chia thành 2 giai đoạn:
  • Bệnh võng mạc chưa tăng sinh:
Giai đoạn đầu của biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Lúc này, người bệnh thường xuyên bất ngờ bị mờ mắt, hoa mắt không nhìn rõ mọi vật. Hốc mắt bị nhức hoặc thấy các đốm đen nhỏ như ruồi bay trước mắt.
Ở giai đoạn này, nếu bệnh tình được phát hiện và điều trị kịp thời, thị lực sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, phần lớn mọi người lại không biết hoặc chủ quan nên dẫn đến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh:
Khi vùng võng mạc xuất hiện hiện tượng xuất huyết, cơ thể con người sẽ tự điều hòa và thích nghi. Nó sẽ tự hình thành những mạch máu mới, thay thế cho mạch máu bị vỡ và tổn thương trước đó. Những mạch máu này thường yếu hơn và dễ vỡ. Chúng tạo thành vết sẹo nhỏ nơi đáy võng mạc.
Đây là nguyên nhân khiến quá trình phục hồi thị lực ở người bệnh gặp khó khăn. Nguy hiểm hơn, các mô sẹo có thể bị giãn ra gây rách võng mạc, dẫn đến mất khả năng nhìn.

Tăng nhãn áp

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực
Tăng nhãn áp
Ở người tiểu đường, nguy cơ tăng nhãn áp là gấp 3 người thường. Nếu không được điều trị sớm, nó không chỉ làm giảm thị lực, mờ mắt mà còn dẫn đến các biến chứng mắt của tiểu đường. đặc biệt là mù lòa  vĩnh viễn.

Đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây các biến chứng mắt của tiểu đường, đục thủy tinh thể là do glucose chuyển hóa thành đường sorbitol. Gây nên hiện tượng đường huyết trong máu tăng cao.
Loại đường này làm cho protein trong dịch kính lắng cặn. Điều này cản trwor khả năng nhìn của người bệnh. Làm họ mờ mắt, không nhìn rõ mọi vật. Mắt sẽ luôn trong tình trạng như có một làn sương mù. Cuối cùng là dẫn đến đục tinh thể. Nếu muốn lấy lại thị lực, chỉ còn cách áp dụng biện pháp mở để thay thủy tinh thể.

Cách phòng ngừa, khắc phục các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Biến chứng mắt của bệnh của bệnh tiểu đường có thể được phòng ngừa cũng như giảm dần nếu được điều trị sớm, đúng cách. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần tại các cơ sở y tế. Đồng thời áp dụng các giải pháp sau:
  • Giữ cho chỉ số đường huyết trong máu khi chưa ăn và lúc cơ thể đang đói dưới 7 mmol/l và HbA1c bé hơn 7%. Việc đảm bảo các chỉ số này là vô cùng cần thiết.
  • Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thăm khám định kỳ để đo các chỉ số đường huyết và kiểm tra thị lực. Khoảng thời gian tái khám giao động từ 4-6/ tháng.
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực
Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 vào thực đơn
  • Bổ sung thêm Omega 3 để khắc phục tình trạng mờ mắt, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho mắt. Người bệnh nên ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như cá ngừ, cá hồi… hoặc mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.
  • Bỏ hút thuốc lá, tránh xa các chất kích thích có chứa cocain như cà phê, nước ngọt có ga, chất béo… Cách này giúp giảm nguy cơ gây nên đục thủy tinh thể, xuất huyết võng mạc.
  • Đảm bảo và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Các buổi ăn trong ngày nên chia thành các bữa nhỏ chia nhỏ. Giảm lượng đường, tinh bột. Tăng cường chất xơ, vitamin C như rau củ có màu xanh thẫm, cam, quýt, súp lơ…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Một số bài tập thể dụng tốt cho mắt và cơ thể như yoga, xoa mắt và massage nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm chức năng có công dụng chống oxy hóa:
Việc bảo vệ các vi mạch trong võng mạc mắt bị hư hại do stress oxy hóa là cách hữu hiệu ngăn ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Bên cạnh các biện pháp kể trên, phương pháp bổ sung chất chống oxy hóa từ thảo dược tự nhiên không những hiệu quả mà còn lành tính. Cách này giúp cải thiện biến chứng mắt của bệnh tiểu đường đáng kể.
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực
Một số thảo dược tốt cho mắt được Đông y sử dụng
Một số thảo dược tốt cho mắt được các y bác sĩ Đông y khuyên sử dụng như Mạch Môn, Câu Kỷ Tử, Hoài Sơn… Đây là các loại thuốc đến từ thiên nhiên có tác dụng bảo vệ mạch máu, ổn định đường huyết. Đồng thời, tăng cường dưỡng chất có ích để nuôi dưỡng mắt.
Trên đây là các thong tin chi tiết vô cùng hữu ích về biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Để phòng ngừa, khắc phục tình trạng giảm thị lực, đặc biệt giảm nguy cơ mất thị lực người bệnh cần thường xuyên thăm khám tại cơ r sở uy tín. Đồng thời áp dụng các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhận xét